Câu 10B: Chính sách Đtư quốc tế của Trung Quốc từ 1978-nay. Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện cs Đtu của VN.
* Chính sách Đtư
Qua cải cách mở cửa nền kinh tế từ năm 1978 , nền kinh tế TQ đã có những thay đổi cơ bản, tỷ lệ thị trường điều tiết ngày càng tăng , kinh tế phi quốc doanh trong nước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhà nước mất dần vị trí độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực, môi trường kinh doanh phát triển theo hướng có lợi cho cs phát triển kte của đất nước, đầu tư nước ngoài thu hút ngày càng nhiều hơn, cho đến những năm gần đây TQ đã trở thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong khu vực Châu A. Dưới đây là cs đầu tư quốc tế của TQ từ năm 1978- nay.
TQ tiến hành mô hình khuyến khích đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư FDI với phương châm lấy thị trường để đổi lấy vốn và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kte-xh của đất nước, trước mắt là thực hiện mục tiêu xuất khẩu.
Biện pháp thực hiện :
- Thực hiện quy hoạch và khu vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài theo kiểu mô hình cuốn chiếu từ các vùng ven biển, ven biên giới có đk thông thương thuận lợi vào trong đất liền.
- Thực hiện các bp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích tương xứng cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo mục tiêu phát triển kte xh quốc gia.
+ Áp dụng các bp ưu đãi về thuế quan theo khu vực đtư và theo tỉ lệ sp xuất khẩu cụ thể: các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong đặc khu kte và xk từ 70% giá trị sp trở lên sẽ được áp dụng mức thuế thu nhập ưu đãi từ 5-10% trong khi mức thuế thu nhập bình quân > 30%
Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế nhập khẩu đầu vào sx cũng được áp dụng với DN sx hàng xk nói chung và DN đầu tư nước ngoài nói riêng.
+ Thực hiện việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do chuyển đổi hình thức đầu tư. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện tất cả các hình thức đầu tư.
+ Đa dạng hóa chủ đầu tư trong đó đặc biệt chú trọng việc thu hút vốn đầu tư của Hoa kiều và vốn đầu tư của các công ty mẹ, các tập đoàn kte lớn trên thế giới. Đặc biệt các công ty đến từ các nước có công nghệ nguồn.
+ Để thực hiện thành công trong việc thu hút vốn đầu tư FDI nói chung và mục tiêu đa dạng hóa chủ đầu tư nói riêng để đảm bảo năng lực tài chính, tiếp cận công nghệ hiện đại hàng đầu trên thế giới, TQ đã tăng cường hoạt động xuc tiến đầu tư thông qua mạng lưới cơ quan thương vụ ở nước ngoài và việc giới thiệu những dự án đầu tư lớn với các nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước và thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ Quốc Gia.
* Bài học kinh nghiệm của VN
VN có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài như tài nguyên, lao động dồi dào, nhân công rẻ...ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam. Nhưng có một thực tế là, chất lượng của các dự án chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nó, chưa có nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn.
Nguyên nhân hạn chế của VN trong thu hút FDI
- Môi trường đầu tư của VN tuy đã được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút FDI diễn ra ngày càng gay gắt đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới
- Hệ thống pháp luật vẫn chưa nhất quán, còn thiếu đồng bộ, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nươc
- Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn phức tạp, trong quá trình thẩm định dự án còn thiếu thông tin hướng dẫn và các tiêu chí cụ thể để đánh giá dự án
- Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nhất là quy hoạch còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn do chủ trương thu hút đầu tư chưa rõ ràng
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, còn yếu kém so với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương, đặc biệt giữa các thành phố lớn và các vùng miền núi, tây nguyên, vùng sâu, vùng xa
- Chất lượng lao động của VN dồi dào nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có trình độ cao
- Công tác xúc tiến đầu tư còn kém hiệu quả, quảng bá về hình ảnh và môi trường đầu tư của VN ở nước ngoài còn nhiều hạn chế...
Bài học kinh nghiệm từ TQ
- Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư dài hạn của VN: công bố rộng rãi, rõ ràng danh mục các ngành, lĩnh vực rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích đầu tư và không cho phép đầu tư nước ngoài.
- Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp chế xuất, với mức ưu đãi về thuế quan, thuế thu nhập, hoàn thuế, miễn giảm thuế đầu vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu
- Đặc biệt khuyến khích, ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện, làm giảm sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các vùng, miền
- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, xây dựng các cs ưu đãi nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực như: chế biến nông sản, nghiên cứu phát triển giống cây trồng...
- Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp FDI để mở rộng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư
- Đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, hoàn thiện công tác thẩm định, cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư
- Tích cực khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Kiều với các ưu đãi về thuế quan cũng như quyền lợi của họ.
- Tiếp tục xd cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt về luật sở hữu trí tuệ nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn, công ty mẹ từ các nước công nghệ nguồn.
0 Response to "Câu 10B: Chính sách Đtư quốc tế của Trung Quốc từ 1978-nay. Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện cs Đtu của VN."
Đăng nhận xét