Câu 17: Những nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO. Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
1. Nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của VN từ năm 1986 đến nay.
Từ năm 1986, ĐH VI của Đảng đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của TMQT do đó đã đề ra chính sách TMQT như sau:
- Phải đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
- Áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nước XHCN cũng như các nước khác trên thế giới
- Tiến hành các hoạt động TMQT theo quan điểm mở cửa (đa dạng hoá thị trường, từng bước gắn liền nền kinh tế nước ta với thị trường quốc tế theo nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi)
- Nghị quyết cảu Hội nghị TW VI của ban chấp hành TW đã khẳng định:
ØPhải dứt khoát chuyển các hoạt động sang hạch toán kinh doanh trên cơ sở Tỷ giá hối đoái thống nhất và linh hoạt, hình thành theo cơ chế kinh doanh.
ØChính sách thuế phải thực sự khuyến khích và phát triển có định hướng các hoạt động kinh tế đối ngoại, khuyến khích các cơ sở làm hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm thị trường ổn định, lâu dài, có hiệu quả cao.
- Đầu thập kỷ 90, khi hệ thống XHCN xụp đổ và hội đồng tương trợ kinh tế không còn tồn tại, những hạn chế đối với TMQT càng được nới lỏng (phần lớn các hạn ngạch XNK được bãi bỏ):
Ø Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được xuất khẩu trực tiếp mà không còn thông qua các công ty thương mại của Nhà Nước.
Ø Hệ thống giấy phép XNK được nới lỏng, phạm vi hàng hoá phải xin cấp giấy phép xuất khẩu giảm mạnh.
Ø Thuế quan và các loại thuế thương mại ngày càng được tính toán hợp lý hơn.
Ø Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế hoàn thuế nhập khẩu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu.
Ø Cho phép các doanh nghiệp tư nhân được phép tham gia vào hoạt động XNK trực tiếp.
Tất cả các cải cách trên nhằm hướng tới tự do hoá thương mại trong lĩnh vực kinh tế Nhà Nước, giúp các doanh nghiệp nhạy cảm hơn với các tín hiệu thị trường đồng thời có tính chủ động hơn trong việc đề ra quyết định sản xuất kinh doanh XNK.
- Chính phủ đã tiến hành các bước cải cách theo xu hướng tự do hoá thương mại đặc biệt là trong những năm gần đây thông qua việc tham gia một cách tích cực vào các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế.
2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.
2.1.Giải pháp từ phía Nhà Nước
- Mở rộng và phát triển các quan hệ KTQT, quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.
- Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động XNK theo hướng minh bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù luật thương mại đã thực thi nhưng Việt Nâm cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới luật cho việc thực thi luật được thuận lợi hơn đặc biệt là các quy định về Hải quan.
- Phải có chiến lược quy hoạch, xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu có giá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thị trường có sức mua tương đối lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặt khác tránh hiện tượng chạm chán trên sân nhà và giảm uy tín của hàng Viêt Nam.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt cần đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại thương chuyên nghiệp và hiểu biết luật pháp và thông lệ quốc tế.
2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thuỷ sản, dệt may...
- Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nên tập trung vào công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu chính sách thương mại, mở văn phòng đại diện, thành lập cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường XNK lớn, đào tạo đội ngũ nhân viên Marketing giỏi.
- Tăng cường công tác quảng cáo và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp.
- Thúc đẩy liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực xuất khẩu, thành lập các hiệp hội xuất khẩu.
- Tiếp cận tốt các kênh phân phối ở các thị trường khác nhau. Ví dụ đối với EU cần thông qua các tập đoàn, đối với Mỹ cần thông qua các hiệp hội.
- Đa dạng hoá thị trường và trong một thị trường cần đa dạng hoá mặt hàng (tránh tình trạng khi hàng xuất khẩu của nước ta tăng lên đạt đến một quy mô nhất định thì các nước nhập khẩu lại dựng lên hàng rào kỹ thuật).
0 Response to "Câu 17: Những nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO. Cho ví dụ minh hoạ."
Đăng nhận xét