Câu 12: Nợ nước ngoài: Khái niệm, phân loại, vai trò và phương pháp xác định. Liên hệ quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.

Khái niệm:
     - Theo khái niệm thông thường: nợ nước ngoài là tổng số tiền mà 1 quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó.
      Các chủ thể trong quan hệ nợ là chủ nợ và con nợ:
       Chủ nợ là người cho vay có trách nhiệm cung cấp các khoản tiền cho người đi vay. Có thể là 1 quốc gia, 1 tổ chức quốc tế, 1 DN hoặc một cá nhân nước ngoài. Nếu chủ nợ là một QG thì khi vay nợ phải thông qua hiệp định vay nợ. Tổ chức quốc tế, DN hay cá nhân khi vay nợ phải thông qua hợp đồng vay nợ.
      Các quốc gia sử dụng sô tiền vay nợ gọi là con nợ: là người đi vay có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi cho chủ nợ.
      Khoản tiền vay chủ yếu bằng các ngoại tệ mạnh: USD, EURO, JPY…
    - Nếu nhìn từ góc độ của người cho vay, nợ nước ngoài là các khoản tiền mà các các chủ nợ cho các con nợ vay trong một khoảng thời gian nhất định với những cam kết và ràng buộc rõ ràng.
- Đối với Việt Nam, Nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung han hoặc dài hạn (có hoặc ko phải trả lãi) do Nhà nước VN, Chính phủ VN, hoặc DN là pháp nhân VN, kể cả DN có vốn ĐTNN vay của tổ chức quốc tế, của CP, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (bên cho vay nước ngoài).
Phân loại: tùy theo góc độ quản lý của các QG khác nhau mà có thể phân loại nợ theo các tiêu chí sau:
   + Căn cứ vào chủ thể đứng ra vay nợ, được chia thành:
-         Nợ nhà nước (nợ chính phủ), là nợ do nhà nước và các tổ chức nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh.
-         Nợ tư nhân là các khoản nợ do các DN tư nhân đứng ra vay ko cần có sự bảo lãnh của CP. Các DN này thường là các ngân hàng, các DN công thương có nhiều hoạt động trong quan hệ kinh tế.
       + Căn cứ vào thời gian vay nợ:
-         Vay ngắn hạn: là các khoản vay từ 1 đến 3 năm, thường ko chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vay nợ.
-         Vay dài hạn: vay từ 3 năm trở lên, chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên dưới 80% khoản nợ của con nợ.
       + Căn cứ theo lãi suất vay:
-         Lãi suất cố định: hàng năm, bên vay phải trả một số lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được quy định một lần ngay từ khi ký hợp đồng vay.
-         Lãi suất thả nổi: người vay phải trả lãi suất của các khoản vay theo lãi suất thị trường tự do.
   Vai trò:
     + nợ nước ngoài tạo nguồn vốn bổ sung cho quá trình hát triển và tăng trưởng phát triển kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc gia.
     + Góp phần hỗ trợ cho các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài.
    + Tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút , mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
   + Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
Tuy nhiên có thể gây ra hạn chế nếu như ta ko quản lý tốt: có thể gây tình trạng nợ lớn, khó trả, dễ dẫn đến khủng hoảng nợ; dẫn đến sự phụ thuộc vào các chủ nợ vì các khoản nợ thường gắn với các điều kiện; có thể trở thành bãi rác công nghệ của TG; dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, hối lộ…
 Phương pháp xác định: các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức nợ nước ngoài là:
  + Tổng số nợ: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do nào đó, thường là USD.
  + Số nợ đã trả: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do.
  + Tỷ lệ nợ/xuất khẩu (%): nếu < 160% thì mức nợ chưa đáng lo ngại.
  + Tỷ lẹ nợ/GDP(%): nếu tỉ lệ này từ 50% trở lên là mắc nợ nhiều.
  + Tỷ lệ trả nợ (%): là tỷ số giũa chi phí trả nợ gốc và ãi chia cho giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong năm nhân với 100.
  + tỷ lệ trả lãi so với thu nhập xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%) : có nghĩa là khi một số lớn nợ ko trả nợ gốc nữa mà chỉ trả nợ một phần.
Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nần và khả năng trả nợ nước ngoài trên đây mà ta đánh giá mức độ nợ của một quốc gia con nợ.
Liên hệ việc quản lý nợ nước ngoài của VN
    ở VN hiện nay có 3 cơ quan tham gia quản  lý nợ nước ngoài là bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, ngân hàng nhà nước.
Bộ Tài chính mà cụ thể là Vụ Tài chính đối ngoại và Quỹ Hỗ trợ phát triển. Cơ cấu thể chế quản lý nợ nước ngoài hiện nay nằm trong Vụ Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính, bao gồm có 3 phòng: Phòng quản lý vay nợ song phương, phòng vay nợ đa phương; phòng về các vấn đề tổng họp. Thực hiện các chức năng như đàm phán các hiệp định vay nợ, ký kết hiệp định, theo dõi giải ngân và chuyển các đề nghị thanh toán chi trả nợ cho Kho bạc nhà nước thông qua phòng tổng hợp... Phòng tổng hợp chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo nợ trên cơ sở các thông tin được đăng ký ở các phòng khác. Các báo cáo này về các khoản vay nợ trực tiếp, được bảo lãnh và cho vay lại... Cho vay lại cũng được quản lý bởi phòng song phương và đa phương thông qua việc ghi chép số giải ngân các khoản vay gốc trong danh mục họ phụ trách. Việc chi trả các khoản cho vay lại là trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ phát triển hoặc các ngân hàng thương mại. Các phòng song phương và đa phương có nhiệm vụ theo dõi việc hoàn trả các khoản cho vay lại và tiền lãi của chúng để đảm bảo sẽ có đủ tiền để chi trả các khoản vay gốc.
- Ngân hàng nhà nước: thay mặt Chính phủ, đàm phán các khoản nợ đa phương với 3 tổ chức tài chính quốc tế (IFI) là ADB, IMF, WB và chuyển các hiệp định chính thức đã ký sang Bộ Tài chính; quản lý vay, trả nợ của các doanh nghiệp.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: dự thảo nhu cầu hàng năm về vay ODA, xây dựng danh mục các dự án chương trình được phê duyệt, đàm phán và ký kết các hiệp định khung về ODA và chuyển cho Bộ Tài chính để dàn xếp các hiệp định vay nợ cụ thể. Theo dõi đánh giá việc sử dụng ODA và tiến hành báo cáo về ODA.
Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vẫn là vay ODA và vay từ Hội phát triển quốc tế (IDA) theo điều kiện ưu đãi. Tới đây, Việt Nam vẫn có thể còn được tiếp tục vay ưu đãi thêm một số năm nữa. Do vậy, trong thời gian tình hình vay, trả nợ của Việt Nam còn chưa thực sự diễn ra phức tạp, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không cần có các hệ thống quản lý nợ hữu hiệu. Bởi các khoản dự nợ song phương hiện hành có thể không hẳn đã là ưu đãi vì lãi suất trên thế giới cũng đã giảm nhiều. Ngay bây giờ, cần phải đánh giá các rủi ro về đồng tiền vay và lãi suất của các khoản vay hiện tại và các khoản vay mới trong tương lai từ nguồn ODA. Việc tìm ra các phương pháp mới về tài trợ thâm hụt là một nhu cầu cấp bách. Hiện tại cần xây dựng hệ thống quản lý nợ để có thể đáp ứng được các thách thức trong tương lai gần.

0 Response to "Câu 12: Nợ nước ngoài: Khái niệm, phân loại, vai trò và phương pháp xác định. Liên hệ quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam."

Đăng nhận xét

powered by Blogger | WordPress by Newwpthemes | Converted by BloggerTheme