Câu 14: Thị trường ngoại hối: Khái niệm, chức năng, những đặc điểm chủ yếu, thành phần tham gia và các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu.

Khái niệm:
  Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó diến ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ (ngoại hối).
 Hàng hóa trong TT ngoại hối bao gồm ngoại tệ; các phương tiện thanh toán QT ghi bằng ngoại tệ (ngoại hối, séc bằng ngoại tệ…) và các công cụ khác coi như là tiền, các kim khí quý, đá quý được sử dụng là tiền tệ.
 Hầu hết các giao dịch mua bán tiền tệ trên thị trường ngoại tệ được chuyển qua kênh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng toàn cầu thông qua việc dử dụng các phương tiện thông tin hiện đại: điện thoại, telex….
• Chức năng:
-         Thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho chu chuyển, thanh toán trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và phi thương mại quốc tế.
-         TTNH là công cụ để NHTM có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ.
TTNH là công cụ tín dụng.
• Đặc điểm chủ yếu:
-         Là thị trường giao dịch mang tính chất QT do thông tin liên lạc nhanh chóng bằng các phương tiện hiện đại đã làm cho việc yết giá các đồng tiền mạnh gần giống nhau trên thị trường.
-         TT ngoại hối hoạt động liên tục suốt ngày đêm trên các khu vực khác nhau trên TG. Nhưng TT ngoại hối của QG ko mở cửa suốt ngày.
-         Giá cả của hàng hóa trên TT ngoại hối chính là TGHĐ đc hình thành một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó TT ngoại hối cực kỳ nhạy cảm đối với các chỉ số kinh tế.
• Thành phần tham gia: bao gồm các chủ thể sau
  + Các ngân hàng
-         Các ngân hàng trung ương: đóng vai trò tổ chức, kiểm soát, điều hàng và ổn định sự hoạt động của thị trường ngoại hối nhằm ổn định giá cả và TGHD.
-         Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư tham gia chủ yếu vào hoạt động của thị trương ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh hay cung cấp các dịch vụ cho khác hàng khi thực hiện vai trò môi giới.
 + Các nhà môi giới: là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối
 + Các công ty xuyên quốc gia: Trong nhiều năm trở lại đây, vai trò của các công ty xuyên quốc gia trên thị trường ngoại hối đã tăng lên mạnh mẽ, do các công ty này thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ, giảm bớt nguy cơ thiệt hại do sự mất giá của nguồn vốn tính bằng các đồng tiền ko ổn định, đồng thời tích cực chạy đua vì lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá.
 + Các doanh nghiệp: chủ yếu là các DN có chức năng xuất nhập khẩu.
 + Các cá nhân hay các nhà kinh doanh: bao gồm các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thi trường ngoại hối như: đầu tư, cho vay, đi công tác hay du lịch….
• Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu:
+ Nghiệp vụ ngoại hối gia ngay: là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. (trừ ngày nghỉ theo quy định của từng quốc gia).
   Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay, tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch
 + Nghiệp vụ chuyển hối: là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thộng qua hoat động mua và bán.
  Trong điều kiện ngày nay, do phương tiện thông tin hiện đại đã làm cho thị trường ngoại hối trở lên thông suốt trên phạm vi thế giới nên nghiệp vụ này ko còn ý nghĩa trong kinh doanh ngoại hối so với trước kia.
 + Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá có kỳ hạn.
  Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng xác định trước ở thời điểm hiện tại.
 + Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP): đây là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ ngoại hối gio ngay và ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lãi, tức là việc thưc hiện mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng nào đó ở thời điểm hiện tại và mua được lại đồng tiền đó vào một hời điểm xác định trong tương lai và ngược lại.
 + Nghiệp vụ ngoại hối tương lai: là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua và bán một lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, được xác định bởi sở giao dịch. (nghiệp vụ này ở VN chưa được áp dụng)
 Đây thực chất là thị trường có kỳ hạn, có tính tiêu chuẩn hóa cao về ngoại tệ giao dịch, chủ yếu là các ngoại tệ mạnh, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngya chuyển giao ngoại tệ. Điều bắt buộc giao dịch trong tương lai là các bên tham gia phải có khoản ký quỹ cho những người môi giới và phả trả phí giao dịch, khoản ký quỹ ban đầu thông thường là 4% giá trị hợp đồng.
 + Nghiệp vụ quyền chọn: là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hoặ quyền chọn bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo một giá quy định và việc thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra trong tương lai.

1 Response to "Câu 14: Thị trường ngoại hối: Khái niệm, chức năng, những đặc điểm chủ yếu, thành phần tham gia và các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu."

  1. Unknown says:

    hay!!
    đọc sách nói chung chung không hiểu đọc cái này hay!
    thanks!! ^^

Đăng nhận xét

powered by Blogger | WordPress by Newwpthemes | Converted by BloggerTheme