Câu 13: Tỷ giá hối đoái: Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế.

• Khái niệm:
 - Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian và không gian cụ thể
Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa USD và VND ngày 22/5/2009 là
1USD= 19636VNd
 - Theo tập quán kinh doanh tiền tệ, tỷ giá hối đoái thương được yết giá theo hai phương pháp sau:
     Phương pháp yết giá trực tiếp: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh vơi đồng tiền trong nước.
    Phương pháp yết giá gián tiếp: lấy tiền trong nước làm đơn vị so sánh với tiền nước ngoài.
• Phân loại: căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại:
  - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái do NHTW xác định.
    Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đc sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền KTTG.
 - Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành chính sách của CP trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường ngoại hối, được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá trong nước và chỉ số giá quốc tế.
   TGHĐ TT= TGHĐ danh nghĩa × chỉ số giá quốc tế : tỷ số giá trong nc
   Chỉ số giá(%)= Tỷ lệ lạm phát (%) + 100%
 - Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị (chi phí sx, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài.
  Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và XK thì mức TGHĐ danh nghĩa áp dụng trên thị trường cần phải cao hơn mức tỷ giá ngang giá sức mua.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến TGHĐ:
  + Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia:
 Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, nếu mức lạm phát trong nước có xu hướng cao hơn mưac lạm phát của nước ngoài thì xét về mặt thực tế và việc so sánh ngang giá sức mua thì đồng nội tệ có xu hướng giảm so với đồng ngoai tệ. Do lượng tiền tăng thêm để mua được một lượng hàng hoa tính bằng đồng nội tệ cao hơn so với tính bằng đồng ngoại tệ. Hay nói cách khác, mức độ mất giá của đồng nội tệ cao hơn so với đồng ngoại tệ. trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá lạm phát trong nước thấp hơn dẫn đến TGHD giảm, nội tệ tăng giá.
 + Mức độ tăng hay giảm của GNP
 GNP tăng hay giảm xuống, trong điều kiện các nhân tố khác ko đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu ssex tăng lên hoặc giảm xuống.
 + Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
 Giả sử như mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, trong đk các nhân tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nước đó tăng lên nhằm thu mức chênh lệch lãi suất. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi dẫn đến sự thay đỏi tỷ giá.
 + Những dự đoán về TGHĐ
 Là dự đoán của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lên giá hay xuống giá của đồng tiền nào đó, có thể là một nhân tố quan trọng có thể là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến động của tỷ giá.
 + Sự can thiệp của CP
  Bất kỳ một CS nào của CP mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát , thu nhập thực té hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến động của TGHĐ. CP sử dụng 3 loại hình can thiệp chủ yếu : can thiệp vào thương mại quóc tế, đầu tư quốc tế và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối (mua vào hoặc bán ra ngoại tệ)
 Ngoài ra, TGHD còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: khủng hoảng kinh tế, ngoại hối, tín dụng, chiến tranh, thiên tai,….
• Tác động của TGHD đến quan hệ KTQT
 + Tác động đến TMQT:
   Khi TGHĐ tăng lên (tức là đồng nội tệ giảm) sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa vì cùng một lượng ngoại tệ do XK có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ trong khi đó các yếu tố khác ko thay đổi.
   Khi TGHĐ giảm ( đồng nội tệ tăng giá) sẽ làm hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu.
 + Tác động đến ĐTQT:
   Khi TGHD tăng, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi sẽ làm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Vì các nhà ĐT sẽ ko có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các khoản vốn ĐT bằng nội tệ sẽ bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
 Khi TGHD giảm sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư vào trong nước.
 + Tác động của TGHD đến các hoạt động KTQT khác: Dịch vụ quốc tế, du lich, vận tải…
Như vậy TGHĐ được xem như con dao hai lưỡi có tác động ngược chiều nhau đến các hoạt động KTQT, đòi hỏi CP phải cân nhắc thận trọng tác động của nó trong việc vận dụng.

0 Response to "Câu 13: Tỷ giá hối đoái: Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế."

Đăng nhận xét

powered by Blogger | WordPress by Newwpthemes | Converted by BloggerTheme