CHƯƠNG VIII: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI

·          Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX.
-    Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng KH và CN (đặc biệt là CNTT) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho LLSX của các quốc gia phát triển mạnh.
-    Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng đặc biệt là sự sụp đổ chế độ XHCN của Liên Xô đầu những năm 1990. Từ đó hình thành nên một trật tự thế giới mới.
-    Xu thế chung của thế giới là muốn hợp tác để phát triển kinh tế do vậy các nước điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình mới. Nhất là các nuớc đang phát triển phải đổi mới tư duy về hoạt động đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, mở rộng và tăng cường liên kết với các nước phát triển.Nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ mở rộng thị trường...
-    Quan niệm về vị thế, sức mạnh của một quốc gia có sự thay đổi nếu trước đấy sức mạnh của một quốc gia là quân sự thì nay sức mạnh quốc gia về kinh tế,văn hoá,xã hội...Trong đó kinh tế là quan trọng nhất.
·          Quá trình toàn cầu hoá và tác động của nó
-    Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình LLSX và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản biên giới quốc gia và khu vực lan toả ra phạm vi toàn cầu.
-    Đặc trưng của toàn cầu hoá là hàng hoá, vốn, sức lao động...vận động thông thoáng, sự phân công lao động mang tính quốc tế, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia đan xen, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều.
-    Tác động của toàn cầu hoá:
+   Tích cực: Thị trường được mở rộng,các hoạt động thương mại, dịch vụ tăng mạnh đã thúc đẩy sản xuất phát triển ở các nước.Vốn, KHCN, kinh nhiệm quản lý, đầu tư được luân chuyển tạo ra môi trường hoà bình, hợp tác giữa các nước trên nguyên tắc cùng có lợi.
+   Tiêu cực: Tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và gia tăng sự phân cực giữa các nước giàu nghèo.Do các nước công nghiệp phát triển thao túng và chi phối quá trình toàn cầu hoá.
      Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ rõ  “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.
·          Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (Hơn 80 nước)
-    Mặc dù còn nhiều bất ổn như phát triển vũ khí hạt nhân, tranh chấp lãnh hải vùng biển Đông và việc các nước lớn trong khu vực đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng, giàu nghèo trong khu vực ngày càng cao nhưng chấu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là khu vự ổn định nhất.
-    Là khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh và năng động nhất với xu hướng chung là hoà bình, hợp tác cùng có lợi.
-    Yêu cầu của cách mạng Việt Nam: Giải toả thù địch, đối đầu, phá thế bao vây, cấm vận tiến tới bình thường và hợp tácvới các nước phưong Tây. Phải chống tụt hậu về mặt kinh tế bằng cách phát triển nội lực và tranh thủ ngoại lực thông qua cách chính sách đối nội, đối ngoại.

·          Giai đoạn 1986-1996.
-    Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Đây là giai đoạn mở cửa đơn phương, quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một chiều.
-    Độc lập tự chủ trong việc xác định đường lối quan hệ kinh tế hợp tác với các nước mà không phụ thuộc vào nước ngoài.
-    Thể hiện của đường lối
+   Tháng 12/1987, lần đầu tiên Luật đầu tư nước ngoài tại VN được ban hành
+   Năm 1989 lần đầu tiên VN xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
+   Tháng 5/1988 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập chung xây dựng và phát triển kinh tế với các chủ trương đổi mới tư duy qhệ quốc tế và chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối ngoại của Đảng trong tình hình mới. Đặt nền móng cho sự hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
+   Đại hội VII (6/1991) đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”
*    Cơ sở đưa ra đường lối nhận biết được lợi ích trong quan hệ không chỉ cho giai cấp mà còn có lợi cho toàn thể dân tộc, khu vực.          
*    Phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hoà bình, độc lập và phát triển”
Tóm lại:       Phương châm và về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng ta là mục tiêu chung của thời đại, phấn đấu vì hoà bình và phát triển.
*    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được Đại hội VII thông qua đã xác định mục tiêu hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
*    Các Hội nghị TW (khoá VII) tiếp tục cụ thể hoá quan điển Đại hội VII về lĩnh vực đối ngoại.Trong đó Hội nghi 3 khoá VII (6/1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
*    Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994) triển khai mạnh mẽ đưòng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phưong hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.
·          Giai đoạn 1996 đến nay.
-    Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
-    Đại hội VIII của Đảng (6/1996) tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước và xây dựng nền kinh tế mở như tăng cường quan hệ kinh tế với các nước làng giềng, nước ASEAN...
-    Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (12/1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút nguồn nhân lực bên ngoài. Khẩn trương và vững trắc việc đàm phán Hiệp định thương mại vơi Mỹ gia nhập APEC và WTO.
-    So với Đại hội VII thì Đại hội VIII có nhiều tích cực hơn như:
+   Một là: Chủ trương mở rộngquan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác.
+   Hai là: Quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.
+   Ba là : Lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư nước ngoài.
-    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.
+   Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ về đường lối, chính sách.
+   Có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Kết hợp nội lực và ngoại lực để hình thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước
+   Đủ điều kiện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .
-    Đại hội IX đã phát triển phương trâm Đại hội VII là “Việt Nam muốn là bạn các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” thành “VN sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”
+   Tháng 11/2001 Bộ Chính trị ra nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế với 9 nhiệm vụ và 6 phương pháp tổ chức hội nhập
+   Ngày 5/1/2004 Hội nghị lần thứ 9 nhấn mạnh chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm ra nhập WTO Và kiên quyết đấu tranh với các lợi ích cục bộ kìm hãm quá trình hội nhập.
-    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) tiếp tục thực hiện quan điểm Đại hội IX đồng thời đề ra chủ trương:
+   Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong việc quyết định đường lối chính sách lường trước những khó khăn, thử thách cũng như tận dụng thuận lợi.
+   Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị điều chỉnh đổi mới bên trong sao cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình mới.
Kết Luận: Chứng tỏ nền kinh tế VN sau 10 năm đổi mới (1986-1996) đến Đại hội X (4/2006) đã có bước phát triển đồng thời Đảng ta đã nhận thức được trong quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một cách đồng bộ. Hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế.

·          Cơ hội và thách thức.
      Cơ hội và thách thức có mối quan hệ, tác động qua lại, có thế chuyển hoá lẫn nhau.Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới vượt qua thách thức.
-    Về cơ hội:
+   Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đói ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.
+   Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
-    Về thách thức:
+   Những vấn đề về toàn cầu hoá như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh...gây ra tác động tiêu cực đối với nước ta.
+   Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia cùng với đó những biến động thị trường quốc tế đang là thách thức to lớn đối với nền kinh tế VN.
+   Lợi dụng qúa trình toàn cầu hoá các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sử ổn định, phát triển của nước ta.
·          Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại.
-    Nhiệm vụ.
+   Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định: tạo điều kịên thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển kinh tế- xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ Quốc.
+   Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.Kết hợp nội lực và ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH.
-    Mục tiêu.
+   Thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy và nâng cao vị thế của VN trong quan hệ quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
·          Tư tưởng chủ đạo.
-    Bảo đảm lợi ích của dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững trắc Tổ quốc XHCN,thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN.
-    Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.
-    Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu,bị đẩy vào thế cô lập.
-    Mở rông quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ ko phân biệt chế độ chính trị.
-    Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân.Hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.
-    Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội: giữ gìn bản sắc dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập.
-    Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu ngoại lực: Vốn,KHCN...
+   Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
+   Tạo ra và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh cảu đất nước trong quá trình hội nhập.
-    Cải thiện thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và theo lộ trình cam kết hội nhập WTO.
-    Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dẩntong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

·          Nghị quyết Hội nghị TƯ khóa X (2/2007) đã đề ra một số chủ trương chính sách lớn.
-    Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững:tạo sự bình đẳng trong việ hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp VN và hạn chế đuợc thiệt hại trong hội nhập.
-    Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách,từng bước dần dần mở cửa thị trường theo lộ trình hợp lý.
-    Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế với các nguyên tắc, quy định của WTO.
+   Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
+   Đa dạng các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
+   Thúc đẩy sự hình thành và phát triển và từng bước hoàn thiện thị trường.
+   Xây dựng sắc thuế công bằng, thống nhất đơn giản thuận tiện cho mỗi chủ thể kinh doanh.
-    Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy nhà nước: Loại bỏ thủ tục ko cần thiết,công khai minh bạch mọi chính sách..
-    Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và sản phẩm nói riêng.
-    Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập:
+   Giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc trên nguyên tắc "Hòa nhập chứ không hoà tan".
+   Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, xoá đói giảm nghèo...
-    Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong qúa trình hội nhập.
-    Phối hợp chặt chẽ hoạt đọng đối ngaọi cảu Đảng ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại
-    Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

      Sau hơn 20 năm đổi mới đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đạt được những kết quả
·          Một là,Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
·          Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề về biên giới, lãnh thổ biển đảo với các nước liên quan.
·          Ba là,mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hoá.
·          Bốn là,tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.
·          Năm là,thu hút đàu tư nước ngoài, mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.
·          Sáu là,từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.
-    Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn chúng ta còn bị lúng túng bị động. Chưa xây dựng được lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước.
-    Một số cơ chế chính sách chậm đổi mới so với yêu câu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh gây ra nhiều khó khăn.
-    Chưa hình thành một kế hoạch tổng thể và dài hạn, một lộ trình thích hợp cho quá trình hội nhập.
-    Doanh nghiệp nước ta không có khả năng cạnh tranh cao vì quy mô và vốn...nhỏ.
-    Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng. Cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế và kỹ thuật kinh doanh.

0 Response to "CHƯƠNG VIII: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI"

Đăng nhận xét

powered by Blogger | WordPress by Newwpthemes | Converted by BloggerTheme